Viêm bàng quang kẽ mãn, hội chứng đau bàng quang
Xử trí nhiễm khuẩn tiết niệu tái phát (ruti) và hội chứng đau bàng quang (bps) bằng liệu pháp bổ sung glycosaminoglycan (GAG) N
Giải phẫu chức năng bàng quang
GAS: Glycosaminoglycan: Một lớp dày gồm các Proteoglycans và Glycosaminoglycan (GAG) bao phủ lớp TB biểu mô niêm mạc BQ tạo thành 1 hàng rào thân nước chống lại sự thẩm thấu của các chất trong nước tiểu
Lớp biểu mô chuyển tiếp của bàng quang
Lớp niêm mạc thân nước bao phủ, ngăn chặn chất độc trong nước tiểu xâm nhập sâu vào dưới thành BQ • Thành phần của lớp GAG chia 2 nhóm:
- GAGs ko sulphate: acid hyaluronic
- GAGs sulphate:Heparin và chondroitinsulphate, dematan và keratin sulphate
• Bất kỳ một tổn thương nào ở lớp này có thể khởi phát các bệnh lý mạn tính
Có nhiều bằng chứng lâm sàng cho thấy những tổn thương lớp này là khởi đầu tiến triển các bệnh lý viêm BQ mạn tính
Cơ chế gây viêm bàng quang
Mất chức năng bảo vệ của lớp biểu mô do nhiều nguyên nhân khác nhau khởi phát các loại viêm khác nhau:
- Hội chứng đau vùng chậu/ đau BQ (BPS/PBS)
- Viêm BQ mô kẽ (IC)
- Nhiễm khuẩn đường tiết niệu lặp lại (rUTIs)
- Viêm BQ do tác nhân chống ung thư hóa trị / xạ trị
- Viêm BQ ở BN tiểu đường
- Viêm BQ do chấn thương.
Nhiễm khuẩn tiết niệu tái phát (rUTIs)
Nhiễm khuẩn đường tiết niệu (UTIs) là một trong những tình trạng bệnh lý phổ biến xuất hiện ở tất cả các độ tuổi và cả nam và nữ Hơn 50% phụ nữ đã trải qua ít nhất 1 lần bị UTI trong đời và 20 - 50% trong số này bị lặp lại trong vòng 6 tháng
Nhiều NC đã chứng minh tổn thương lớp GAG biểu mô tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập và gây viêm nhiễm
❖ Niêm mạc BQ có thể ngăn cản 99% VK phát triển nhờ:
- Rửa trôi tự nhiên của dòng nước tiểu
- Áp lực thẩm thấu và pH trong lòng BQ
❖ Giai đoạn cấp biểu hiện lâm sàng rầm rộ, điều trị KS theo kinh nghiệm tác dụng giảm triệu chứng nhanh
❖ Tính chất hay tái phát, điều trị khó dứt điểm, đề kháng KS cao
❖ Tổn thương viêm, NK tiến triển khi áp lực BQ tăng, ứ đọng nước tiểu
❖ Điều trị tích cực bệnh nguyên gây tắc nghẽn đường ra BQ, ứ đọng NT: PĐTTL, hẹp NĐ, túi thừa BQ, sa sinh dục, BQTK, BQ giảm hoạt ....
❖ Điều trị các bệnh phối hợp: Tiểu đường, tiền mãn kinh ….
Nhiễm khuẩn tiết niệu lặp lại nhiều lần ảnh hưởng tiêu cực đến chất lượng cuộc sống của bệnh nhân Thế giới đang quan tâm và tập trung trong cuộc chiến chống lại tình trạng đề kháng kháng sinh Khuyến cáo của Hội niệu khoa châu Âu (EAU) cũng đề nghị sử dụng đầu tay các biện pháp không kháng sinh trong dự phòng tái phát nhiễm khuẩn niệu.
- Biện pháp dự phòng không dùng Kháng sinh
Liệu pháp bổ sung GAG là điều trị hứa hẹn cho viêm BQ do vi khuẩn do tái tạo lại lớp màng bảo vệ sẽ ngăn sự kết dính của vi khuẩn và xâm nhập của vi khuẩn Thử nghiệm trên chuột cho thấy hiệu quả của điều trị bổ sung GAG khi giúp làm giảm lượng vi khuẩn trong mô và nước tiểu, đồng thời tăng độ dày lớp biểu mô chuyển tiếp.
Giảm vi khuẩn hiện diện trong mô và nước tiểu
Hiệu quả vượt trội so với kháng sinh đơn độc
HC đau bq (BPS) và viêm bq kẽ (IC)
HC đau BQ BPS (bladder pain syndroms)/ Viêm BQ kẽ IC (interstitis cystis) là tình trạng viêm BQ mạn tính đặc trưng bởi:
- Cảm giác đau và tăng áp lực ở vùng chậu/BQ
- Đi kèm các triệu chứng đường tiểu dưới gây khó chịu: Tiểu nhiều lần, tiểu gấp, đau, rát, buốt … - Các triệu chứng kéo dài hơn 6 tuần
- Không có nhiễm khuẩn hay các nguyên nhân đã được xác định
- Đi kèm rối loạn CN tình dục, rối loạn giấc ngủ và giảm chất lượng sống
Liên hệ BS.CKII. PHAN TRỌNG HÙNG: 0972303419 để được tư vấn và điều trị kịp thời.